Họ có sự “đổi vai” hoàn hảo cho nhau khi Minh Anh sinh ra vốn là một người con trai còn Minh Khang lại từng là một cô gái.
Họ gặp nhau lần đầu tiên trong một cuộc thi sắc đẹp dành cho người chuyển giới - Minh Anh là thí sinh nữ, còn Minh Khang là thành viên ban giám khảo.
Sau 2 tháng kể từ lần gặp gỡ đó, họ mới có những tin nhắn đầu tiên và tiến tới hẹn hò. Cặp đôi tính đến chuyện trăm năm nhưng bị gia đình phản đối.
Sau nhiều giải thích và thuyết phục, gia đình cả hai bên đã hiểu tình cảm của họ. Minh Khang cho hay, họ luôn khao khát có con như các cặp vợ chồng khác. Do vậy, sau khi kết hôn, họ dự định sẽ sinh con.
Minh Khang cũng dự định, anh sẽ là người sinh con cho vợ. Đến năm 2019, cặp đôi quyết định có con.
Là người chuyển giới, khi mang thai, Minh Khang gặp không ít tình huống bi hài. Anh kể: ‘Bác sĩ siêu âm nói, lần đầu tiên, ông siêu âm cho một người mang bầu mà có lông bụng’.
Anh cũng chia sẻ về tình huống hài hước khác khi vào bệnh viện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
‘Nữ y tá nói: ‘Để giấy xét nghiệm ở đây, người thân đi ra ngoài, bà bầu ở lại’. Vợ tôi (Minh Anh) quay lưng đi, y tá quay ra nói với tôi một lần nữa: ‘Người thân đi ra ngoài đi’.
Lúc này, tôi mới nói: ‘Chị ơi, em vào xét nghiệm’ nhưng y tá vẫn không tin. Cuối cùng tôi phải giải thích: ‘Chị ơi em là người chuyển giới nhưng em mang thai’, Minh Khang kể.
Dù nguy hiểm nhưng Minh Khang vẫn chấp nhận chịu đau để sinh thường, khi nào không có khả năng sinh thường anh mới quyết định sinh mổ.
Ảnh cưới của cặp đôi vợ vốn là nam, chồng từng là nữ |
Khi Minh Khang mang thai, vợ anh - Minh Anh xác định sẽ là người lao động chính để kiếm thêm thu nhập. Họ cũng biết con đường trước mắt sẽ nhiều khó khăn nhưng cả hai đều rất quyết tâm.
‘Hiện tại thì vợ chồng Khang rất vui, trong khi mình đã qua phẫu thuật, qua Hormone rồi thì việc mang thai rất là khó. Kế hoạch bọn mình đưa ra là mình muốn có con thôi, còn con đến khi là trời cho. Bởi vậy, khi con đến thì mình đón nhận thôi’ Minh Khang chia sẻ trong chương trình.
Nhiều khán giả cũng đã gửi lời chúc mừng tới cặp đôi. ‘Dù là giới tính nào đi chăng nữa, ai cũng mong muốn có được một đứa con và điều đó đã thành hiện thực. Chúc mừng hai bạn’, độc giả tên Phương chia sẻ.
‘Mỗi người dù có giới tính gì cũng khao khát hạnh phúc. Chúc hai em thật nhiều sức khỏe, vượt qua chông gai của cuộc đời’, một độc giả khác viết.
Một cặp đôi người Indonesia chênh lệch nhau tới 80 tuổi vừa kết hôn.
" alt=""/>Chuyện người đàn ông mang thai đầu tiên tại Việt NamThêm nước, đường, bột ngọt có lẽ là mẹo vặt thường thấy khi lỡ tay nêm nếm quá mặn. Thế nhưng, ngoài 3 cách này thì chị em có thể áp dụng thêm một số phương pháp khác cũng hiệu quả không kém.
Ảnh minh họa.
1. Thêm đậu phụ
Nếu bạn có đậu phụ trong tủ lạnh, hãy thêm vài miếng nhỏ trực tiếp vào món ăn đang mặn. Đậu phụ có tính hấp thụ cao, có thể làm giảm bớt vị mặn của thức ăn.
2. Thêm khoai tây
Chẳng hạn như bạn lỡ nấu một nồi súp hoặc nồi canh quá mặn mà không thể thêm nước thì lúc này chỉ cần thêm vài miếng khoai tây vào. Khoai tây cũng có tính hấp thụ cao, ngoài ra nó còn rất dinh dưỡng nên rất tiện dụng. Nếu xào rau củ quá mặn cũng có thể thêm khoai tây vào để "chữa cháy".
3. Thêm lòng trắng trứng
Trứng có lẽ là nguyên liệu có sẵn nhiều trong bếp. Nếu các món xào quá mặn, hãy thêm lòng trắng trứng, nó sẽ hấp thụ muối mạnh. Khi trứng chín, đông đặc lại thì vị của món ăn cũng nhạt đi rất nhiều.
4. Thêm nguyên liệu có tính axit
Sử dụng một số nguyên liệu có tính axit như giấm trắng hoặc nước chanh để làm giảm độ mặn của món súp, nước sốt.
5. Thêm tinh bột
Tinh bột ở đây có thể là cơm, lúa mạch, hạt diêm mạch, mì ống... Đây đều là những thành phần "khát muối", chúng sẽ hấp thụ muối có trong nước sốt. Tùy thuộc vào từng món ăn, đun nhỏ lửa với một ít nước trộn với những loại tinh bột này sẽ giúp hấp thụ lượng muối dư thừa.
6. Gấp đôi nguyên liệu
Việc thêm nguyên liệu gấp đôi lượng dự tính ban đầu sẽ giúp phần nào trung hòa lượng muối trở nên vừa vặn hơn.
Món gỏi kiến của người dân Rơ Mâm trên vùng biên giới Mo Rai (Sa Thầy, Kon Tum) đã được lưu truyền hàng trăm năm nay. Cách làm thì rất dị thường nhưng món ăn lại rất thơm ngon, bổ dưỡng.
" alt=""/>Phải làm gì khi nấu ăn quá mặn? Thêm nước, đường hay bột ngọt?Trong thời kỳ này, WHO xác định nhóm dân số có nguy cơ cao là người lớn tuổi, cũng như người trẻ hơn có các yếu tố rủi ro sức khỏe như mắc bệnh nền, suy giảm miễn dịch. Với nhóm này, cơ quan y tế Liên Hợp Quốc khuyến nghị nên tiêm nhắc lại từ 6 đến 12 tháng sau lần tiêm chủng cuối cùng.
Trong khi đó, trẻ em và thanh thiếu niên là nhóm ưu tiên thấp trong việc chủng ngừa. WHO kêu gọi các quốc gia xem xét những yếu tố như gánh nặng bệnh tật trước khi tiêm vaccine cho nhóm này. Trong đại dịch, cơ quan khuyến nghị trẻ 5-12 tuổi và thanh thiếu niên tiêm ít nhất hai liều vaccine Covid.
Hồi tháng 1/2022, bà Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của WHO, cho rằng không có bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh cần tiêm liều vaccine tăng cường. Theo bà Swaminathan, mục đích của mũi tăng cường là để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất khỏi nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong. Đó là người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch với các bệnh lý tiềm ẩn và nhân viên y tế. Do đó, nhà khoa học trưởng cho rằng không cần thiết phải tiêm mũi ba cho trẻ khỏe mạnh.
Ngoài ra, WHO không khuyến nghị tiêm bổ sung cho những người có nguy cơ trung bình, bởi lợi ích không đáng kể.